Thông tin từ Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, tại ĐBSCL, cây dó bầu (hay còn được gọi là cây trầm hương) được phân bố chủ yếu ở Kiên Giang và An Giang.
Đây là loại cây quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, mang lại giá trị kinh tế cao nhờ phần nhựa gỗ phát hương thơm (gọi là trầm hương hoặc kỳ nam).
Tiếp xúc với PV Dân trí, đại diện Vườn quốc gia Phú Quốc (TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang), nơi đây hiện có 10ha cây dó bầu được trồng từ năm 1987 đến nay.
Cây dó bầu trồng xen cây rừng tại Vườn quốc gia Phú Quốc nhìn từ trên cao (Ảnh: BT).
Vườn trầm hương được bảo tồn như báu vật ở Phú Quốc
Ông Đặng Minh Lạp, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Cứu hộ sinh vật Vườn quốc gia Phú Quốc cho biết, cây dó bầu tại Vườn quốc gia Phú Quốc thuộc nhóm thực vật có trong sách đỏ, được trồng bảo tồn gần 40 năm nay.
"Vườn quốc gia Phú Quốc đã bảo tồn nguồn gene cây dó bầu từ năm 1987 đến nay với tổng diện tích hiện tại là hơn 10ha. Một số cây đã đạt trên 35 tuổi và số khác trên 20 tuổi", ông Lạp cho hay.
Cây dó bầu phát triển xanh tốt trong Vườn quốc gia Phú Quốc (Ảnh: BT).
Ông Lạp cho biết, Vườn quốc gia Phú Quốc có hệ sinh thái rừng phong phú và có nhiều loài động, thực vật rừng nguy cấp cần được bảo vệ ở mức độ cao. Trong đó, nhóm thực vật đơn vị này đang giám sát nghiêm ngặt có dó bầu.
"Cây dó bầu có trong sách đỏ và được Vườn quốc gia Phú Quốc bảo vệ ở mức độ cao. Ngoài việc sẽ nhân rộng diện tích phục vụ công tác bảo tồn, chúng tôi cũng đang nghiên cứu công dụng dược liệu của cây,Hạ viện Mỹ thông qua dự luật ngăn chính phủ đóng cửa nghiên cứu cách tạo trầm và khai thác trầm tự nhiên trên thân cây làm sao cho hiệu quả", Cách bảo vệ mũi họng khỏi tác hại của bụi mịn ông Lạp cho hay.
Một cây dó bầu có tuổi đời hơn 35 năm, Phòng gan nhiễm mỡ thế nào hoành thân đạt 140cm (Ảnh: BT).
Theo anh Trần Đức Lương, cán bộ Đội quản lý và bảo vệ rừng Vườn quốc gia Phú Quốc, đơn vị thường xuyên kiểm tra, ghi lại tuổi đời, chu kỳ khai thác,go88 - thiên đường chế độ chăm sóc các cây dó bầu. Hiện tại, chúng đều phát triển xanh tốt, có cây hoành thân đã đạt 140cm.
Để công tác bảo tồn cây dó bầu đạt hiệu quả, Đội quản lý và bảo vệ rừng Vườn quốc gia Phú Quốc phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra phòng tránh người dân vào rừng chặt phá.
"Khu vực này có nhiều đối tượng xâm hại bằng các con đường nhỏ len lỏi. Diện tích cần bảo vệ rất lớn nên lực lượng thuộc Đội quản lý và bảo vệ rừng Vườn quốc gia Phú Quốc phải thay phiên trực xuyên suốt. Tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra", anh Lương nói.
Vườn quốc gia Phú Quốc kiểm tra hoành thân cây dó bầu theo chu kỳ (Ảnh: BT).
Trầm hương, kỳ nam quý hiếm ra sao?
Trầm hương hay kỳ nam đều là phần gỗ được hình thành từ những vết thương trên thân cây dó bầu. Những vết thương này có thể tự nhiên hoặc tự tạo, lâu ngày sinh ra lớp nhựa có mùi hương đặc trưng dùng để điều chế dược phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
Một cây dó bầu phát trầm hương trong vườn nhà một người dân Phú Quốc (Ảnh: BT).
Cán bộ chăm sóc vườn cây quý cho biết thêm, thực tế, không phải cây dó bầu nào cũng có khối gỗ phát trầm hoặc kỳ nam.
Theo Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam, trong môi trường tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây cho trầm hương và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam. Chính vì sự khan hiếm này mới khiến trầm hay kỳ nam có giá trị đặc biệt lớn.
Việc khai thác trầm trong cây dó bầu đã khiến loài này bị suy kiệt trong tự nhiên và được xếp vào sách đỏ trong nước cũng như trên thế giới.
Trên thị trường, trầm tự nhiên có giá từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu đồng/kg, còn kỳ nam có giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương từ vài tỷ đồng đến hơn 30 tỷ đồng/kg. Mức giá này phụ thuộc vào lượng tinh dầu, khả năng chìm nổi và kích thước của khối gỗ.
Người dân Phú Quốc phát hiện cây trầm hương trong vườn được dân buôn trả 40 tỷ đồng
Hồi tháng 10, thông tin ông Hà Thanh Hưng (ngụ xã Cửa Dương, TP Phú Quốc) sở hữu cây dó bầu hơn trăm tuổi phát trầm hương từ gốc đến ngọn từng gây xôn xao dư luận.
Theo ông Hưng, nhờ cơn mưa kèm theo gió lớn khiến một nhánh của cây dó bầu bị gãy, người hàng xóm phát hiện tại vết gãy phát ra hương thơm nên báo lại với ông.
Khi ra thăm cây, ông đốt thử nhánh bị gãy thì thấy nhánh này tỏa ra khói trắng cùng hương thơm đặc trưng như trầm.
Cây dó bầu mà ông Hà Thanh Hưng (ngụ TP Phú Quốc) phát hiện có trầm hương (Ảnh: DN).
Ông Hưng sau đó đã quyết định chuyển cây về nhà và thuê thợ trầm từ TP Nha Trang (Khánh Hòa) về gia công.
Một số nhóm buôn trầm từ Đắk Lắk hay tin đã tìm đến Phú Quốc trả 40 tỷ đồng mua cây dó bầu trên nhưng chủ nhân của nó còn do dự đến nay vì chưa khám phá hết những gì còn ẩn chứa bên trong cây.